Những thứ trong nhà bếp “ẩn nấp” độc tố aflatoxin gây ung thư

Google News

Đây là một loại độc tố rất có hại, nếu đi vào cơ thể vượt quá 1 mg sẽ gây ra các tổn thương DNA, vượt quá 20 mg sẽ gây ra ung thư.

Tổ chức Y tế Thế giới đã xếp aflatoxin (AFT) là chất gây ung thư cấp 1. Đây là một loại độc tố rất có hại, nếu đi vào cơ thể vượt quá 1 mg sẽ gây ra các tổn thương DNA, vượt quá 20 mg sẽ gây ra ung thư.
Aflatoxin thường tồn tại trong đất, động vật và thực vật, các loại hạt khác nhau, đặc biệt là đậu phộng và quả óc chó, là loại mycotoxin độc nhất và có hại nhất đối với con người. Có hơn 20 loại aflatoxin, trong đó 4 loại chính được tìm thấy trong thực phẩm là B1, B2, G1 và G2. Trong đó, Aflatoxin B1 có khả năng gây ung thư cao hơn cả.
Độc tính của aflatoxin gấp 10 lần KCN và 68 lần asen nên độc tính rất mạnh, có thể gây tổn thương gan dẫn đến hoại tử xuất huyết, thoái hóa mỡ tế bào gan và tăng sản đường mật. Tổn thương lá lách và tuyến tụy cũng có thể xảy ra.
Nhung thu trong nha bep “an nap” doc to aflatoxin gay ung thu
Những thứ trong nhà bếp có thể "ẩn nấp" độc tố aflatoxin. Ảnh minh họa
Ngoài ra, việc hấp thụ aflatoxin liều thấp trong thời gian dài có thể gây ngộ độc mãn tính, dẫn đến tổn thương gan mãn tính, chẳng hạn như xơ gan, thoái hóa tế bào nhu mô gan, chậm lớn và giảm cân ở động vật.
Tủ lạnh lâu ngày không vệ sinh
Tủ lạnh có thể nói là vật dụng rất cần thiết của nhiều hộ gia đình. Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường tích trữ rất nhiều thực phẩm mà đôi khi lại quên mất việc vệ sinh định kỳ vật dụng này.
Nhiều người còn có thói quen giữ thức ăn thừa, rau và trái cây trong tủ lạnh. Nhưng chính điều này lại dễ làm sản sinh vi khuẩn và virus, trong đó có cả aflatoxin độc hại. Vì vậy, nên chú ý vệ sinh tủ lạnh thường xuyên để tránh sự sinh sôi của độc tố aflatoxin và vi khuẩn, virus, từ đó sẽ giúp bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
Đũa nấm mốc
Bề mặt của đũa có thể chứa các vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, nếu sử dụng đũa trong thời gian dài không đổi có thể tạo điều kiện cho những vi khuẩn nấm mốc như aflatoxin ngày một sinh sôi, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, thậm chí là ung thư.
Nhung thu trong nha bep “an nap” doc to aflatoxin gay ung thu-Hinh-2
Ngoài ra, nếu trong môi trường ẩm mốc hoặc bảo quản không đúng cách, các loại đũa gỗ sẽ dễ bị nấm mốc, đổi màu, xuất hiện các đốm mốc và thậm chí có vị chua, khiến vi khuẩn gây bệnh gia tăng, gây hại cho sức khoẻ.
Nên sử dụng các loại đũa bằng kim loại để tránh nấm mốc sinh sôi. Nếu vẫn quen dùng các loại đũa bằng tre gỗ thì nên thay thường xuyên cũng như bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát.
Hạt bị mốc
Các loại hạt bị mốc là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng về an toàn thực phẩm, đặc biệt đối với các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, điều,...
Những loại thực phẩm này nếu để trong điều kiện không thích hợp như nhiệt độ, độ ẩm quá cao có thể sẽ dễ khiến chúng bị nhiễm các loại nấm mốc như Aspergillus aflatoxin và Aspergillus parasiticus.
Nhung thu trong nha bep “an nap” doc to aflatoxin gay ung thu-Hinh-3
Những loại nấm mốc này sẽ nhân lên trong điều kiện thích hợp và sinh ra độc tố nấm mốc có độc tính cao như aflatoxin B1. Theo đó. Aflatoxin B1 có khả năng gây ung thư cao hơn các loại aflatoxin khác và nó cũng được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào loại chất gây ung thư loại I, nghĩa là có nguy cơ gây ung thư cho con người.
Trên thực tế, bề ngoài của các hạt bị mốc không có dấu hiệu rõ ràng nên đôi khi chúng ta cũng khó có thể phát hiện được bằng mắt thường, điều này càng làm tăng thêm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe một cách âm thầm.
Chính vì vậy, khi mua các loại hạt, chúng ta nên mua với số lượng vừa phải, mua ở các cửa hàng uy tín, tránh tình trạng tích trữ lâu ngày có thể sẽ gây ra tình trạng nấm mốc, tạo điều kiện cho Aflatoxin phát triển. Không chỉ vậy chất độc này cũng hoàn toàn có thể lây lan nên nếu phát hiện dù chỉ một hạt bị hỏng thì chúng ta cũng nên vứt bỏ cả túi đã cất giữ.
Rau, quả thối
Rau, quả thối ở nhà đích thị là một ổ chứa độc tố aflatoxin. Một số người thường mua tích trữ rau quả về ăn dần mà không ngờ chúng sẽ bị chín và thối rất nhanh. Dù cho bạn có cắt bỏ phần hỏng thì độc tố vẫn lan ra hết và ăn vào chỉ càng gây hại cho sức khỏe.
Thực phẩm được chế biến với dầu sử dụng nhiều lần, kém chất lượng
Dầu lạc, dầu ngô được chiết xuất từ đậu phộng và ngô. Nếu quá trình vận chuyển và bảo quản không đúng cách sẽ dễ bị mốc, tăng nguy cơ xuất hiện aflatoxin trong dầu. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng dầu đã dùng nhiều lần hay kém chất lượng vì có thể chứa aflatoxin. Khi mua, mọi người chọn sản phẩm của các hãng uy tín để tránh rủi ro.
Giang Thu

>> xem thêm

Bình luận(0)