Đưa cháu đi xét nghiệm ADN, bà nhận tin "sét đánh ngang tai"

Google News

Sau khi đưa cháu đi xét nghiệm ADN, bà nhận tin sét đánh ngang tai khi đứa trẻ không phải con ruột của con trai bà. Cả gia đình bà rất sốc.

Sau khi đưa cháu đi xét nghiệm ADN, bà nhận tin 'sét đánh ngang tai' khi đứa trẻ không phải con ruột của con trai bà. Cả gia đình bà rất sốc.

Câu chuyện đặc biệt của gia đình bà Trần ở Lạc Giang (Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc) đã khiến nhiều người quan tâm.

Theo bà Trần, con trai A Cường và con dâu A Phương quen nhau khi mới 17 tuổi, hai người về sống với nhau và có một cô con gái nhưng không có hôn thú. Sau đó, hai người đi làm ăn xa để lại con gái Tiểu Hoa cho bà Trần nuôi.

Đến 5 tuổi, Tiểu Hoa phải đi học nhưng bố mẹ chưa đăng kí kết hôn nên Tiểu Hoa và A Cường phải xét nghiệm để chứng minh huyết thống thì cô bé mới được nhập học. Thế nhưng, kết quả nhận về khiến bà Trần cảm giác như "sét đánh ngang tai". Đứa trẻ không phải con ruột của A Cường.

Dua chau di xet nghiem ADN, ba nhan tin

Bà Trần sốc nặng khi biết đứa cháu mình nuôi 5 năm không phải cháu ruột nhưng bà vẫn muốn tiếp tục nuôi nấng đứa trẻ.

Sau một thời gian dài đấu tranh nội tâm, bà Trần nuốt nước mắt nói với con trai tha thứ cho vợ, chấp nhận chuyện này và coi Tiểu Hoa là con ruột để nuôi nấng. Bà Trần không nỡ rời xa đứa cháu ngoan ngoãn mình yêu thương suốt 5 năm qua.

Bà Trần cũng mong muốn A Cường và A Phương tiếp tục ở bên nhau để bà có thể nuôi cháu gái. Điều bất ngờ là A Phương không đồng ý. Cô cảm ơn tấm lòng của bà Trần nhưng cô muốn tự mình nuôi con. Thấy thái độ của vợ, A Cường quyết định kiện ra tòa.

Theo phán quyết của tòa, A Phương phải trả tiền cấp dưỡng, chi phí y tế, phí xét nghiệm quan hệ cha con và thiệt hại tinh thần cho bà Trần, tổng cộng là 85 nghìn nhân dân tệ (khoảng 290 triệu đồng).

A Phương giải thích khi mang thai, cô không hề biết đứa trẻ không phải con A Cường và cũng không biết đứa trẻ con ai: "Tôi ở bên anh ấy từ năm 17 tuổi, có thai năm 18 tuổi và sinh con năm 19 tuổi. Tôi không biết đứa trẻ không phải con ruột của anh ấy".

Dù bà Trần có ý định đưa Tiểu Hoa về nuôi nhưng không thể vì họ không có quan hệ huyết thống. Hiểu ý tốt của bà Trần, A Phương cho biết cô sẽ cho con ở trường "bà nội" đã đăng kí cho cháu, đồng thời chuyển cho bà Trần một số tiền nhờ bà chăm sóc Tiểu Hoa giúp. A Phương cũng nói rằng bà Trần có thể đến thăm cháu bất cứ lúc nào. Cô cũng hi vọng có thể trả góp số tiền bồi thường cho gia đình A Cường.

Đối với Tiểu Hoa, đây là sự sắp xếp hợp pháp và hợp lý. Tuy nhiên câu chuyện đã khiến cuộc đời của một đứa trẻ thay đổi hoàn toàn, để lại nhiều tiếc nuối.

Những điều con cái phải đối mặt khi bố mẹ chia tay

Cảm giác bơ vơ, lạc lõng, thiệt thòi

Chúng sẽ không khỏi chạnh lòng khi trông thấy cảnh một người bạn đang vui vẻ, tay trong tay với bố mẹ của mình.

Ly hôn rồi bạn và đối phương sẽ tái hôn hoặc không thì cũng sẽ có một tình yêu mới và các con sẽ phải vẫy vùng trong sự thiệt thòi và mất mát vì không còn nhận được trọn vẹn tình yêu thương của bố mẹ nữa.

Những ký ức đẹp đẽ về tổ ấm xưa không còn nữa, giờ đây chúng thấy mình bị bỏ rơi, như người thừa khi bố mẹ mải lo cho tình mới, tổ ấm mới mà không thường xuyên ghé thăm, hỏi han, quan tâm chúng.

Dua chau di xet nghiem ADN, ba nhan tin

Khi nói đến một gia đình tan vỡ, hầu như mọi người đều dành cho những đứa trẻ những cái nhìn cảm thông và thương cảm. Ảnh minh họa: Internet

Tính tình thất thường, dễ nổi nóng, cáu gắt

Đứa trẻ nào cũng cần sự giáo dục, dạy dỗ của bố và mẹ. Một chút nghiêm khắc và nguyên tắc của bố, cộng với một chút dịu dàng và nhẹ nhàng của mẹ sẽ giúp con trở thành một người toàn diện.

Với gia đình chỉ có bố hoặc mẹ thì việc kiểm soát, uốn nắn con sẽ không được nhiều nữa. Chưa kể bạn phải nai lưng ra làm việc gấp đôi để có tiền trang trải các chi phí không có nhiều thời gian dành cho con.

Con cái có bố mẹ ly hôn có khi sẽ hiếu chiến, hung hăng hơn bình thường, một số khác lại tự ti, rụt rè và sống khép kín, dễ xúc động và khóc nhiều hơn.

Việc học tập bị ảnh hưởng

Bố mẹ ly hôn có thể con cái sẽ phải thay đổi chỗ ở và trường học. Chúng rất nhạy cảm, việc đột ngột thay đổi môi trường sống sẽ khiến con áp lực khi phải làm quen thầy cô mới, bạn mới. Nhiều bạn sẽ không thể hòa nhập được, dẫn đến sợ hãi việc đi học. Việc bố mẹ ly hôn cũng làm gián đoạn hoặc làm sa sút việc học tập của con.

Ảnh hưởng đến hôn nhân của con sau này

Đây là ảnh hưởng dễ nhận ra nhất và cũng để lại hậu quả nhiều nhất. Làm cha mẹ ai không muốn con mình hạnh phúc phải không? Ai mà muốn con khổ đau, bất hạnh, bị coi thường, ai muốn con ăn cơm chan nước mắt, ai muốn con mình bị người nó yêu bỏ rơi, coi thường, ai muốn con sống vò võ cô đơn một đời héo úa phải không? Việc bố mẹ ly hôn sẽ dẫn đến hôn nhân của con cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Theo Bách Hợp/ Gia đình & Xã hội

>> xem thêm

Bình luận(0)