Diễn viên Minh Sương qua đời ở tuổi 26: Dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm

Google News

Ngày 2/5, nữ diễn viên Minh Sương qua đời sau khi bị đột quỵ. Thêm một tiếng chuông cảnh báo về căn bệnh nguy hiểm gây tử vong cho hàng trăm nghìn người.

Dấu hiệu cảnh báo
Theo TS Trần Chí Cường – Giám đốc Bệnh viện Tim mạch và Đột quỵ Cần Thơ, bệnh viện từng điều trị cho nhiều bệnh nhân đột quỵ ở tuổi dưới 30. Đa phần người bệnh bị xuất huyết não liên quan tới dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não.
Và cộng thêm lỗi sống ăn trễ, ít vận động là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ ở người trẻ. Ngoài ra, hút thuốc lá, uống rượu bia, đường huyết tăng, béo phì cũng góp phần gây đột quỵ.
Với đột quỵ, nó có thể xảy ra bất ngờ không có kể thời gian có thể xảy ra ở mọi thời điểm trong cuộc đời và không loại trừ ai dù trẻ hay già có thể xảy ra khi bạn đang tập luyện, đang đá bóng, đang ngồi chơi hoặc đang đi họp, đang đi ngủ. Thậm chí có những bệnh nhân đi ngủ bình thường tới sáng người nhà đã phát hiện người bệnh tử vong trong đêm. Xuất huyết não do phình mạch máu não ở người trẻ rất hay gặp nếu không cấp cứu ngay bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.
Dien vien Minh Suong qua doi o tuoi 26: Dau hieu canh bao benh nguy hiem
Ảnh nữ diễn viên Minh Sương qua đời vì đột quỵ. 
Tại Bệnh viện Đột quỵ và tim mạch Cần Thơ các bác sĩ chứng kiến rất nhiều ca đột quỵ trong độ tuổi dưới 40 tuổi. BS Cường cho biết bản thân anh cũng từng chứng kiến đồng nghiệp của mình ra đi ở tuổi 39 vì đột quỵ. Do trước kia chưa có phương pháp tầm soát đột quỵ nên ít phát hiện bệnh sớm. Hiện nay, chúng ta có thể đánh giá có người có nguy cơ cao, có người có nguy cơ thấp. Vì vậy, TS Cường cho rằng dù bạn là ai bạn cũng cần đánh giá nguy cơ đột quỵ của chính mình.
Đột quỵ có hai dạng nhồi máu não và xuất huyết não. 80 % bệnh nhân nhồi máu não đều có cảnh báo trước. Người bệnh có cơn thiếu máu não thoáng qua như yếu tay chân, đang hoạt động tay chân tự nhiên có cơn yếu tay chân đột ngột làm rơi đồ cầm trên tay… Tuy nhiên, người bệnh không nghĩ đó là đột quỵ mà đó là cơn trúng gió nên họ thường bỏ qua. Và bệnh nhân có triệu chứng cảnh báo như trên thì khả năng bị đột quỵ trong thời gian 6 tháng.
Với xuất huyết não người bệnh có dấu hiệu cảnh báo huyết áp không kiểm soát tốt luôn vượt 180mmhg, đau đầu đột ngột.
Thời gian vàng cấp cứu đột quỵ đó là khoảng thời gian 6 giờ với tắc nghẽn mạch máu lớn. 4,5 giờ với bệnh nhân nhồi máu não. Thời gian vàng với xuất huyết não được khuyến cáo điều trị càng sớm càng tốt và tìm nguyên nhân càng sớm càng tốt.
Phòng đột quỵ như thế nào?
BS Cường khuyến cáo trong các đợt nghỉ lễ này người dân nên cảnh giác vì các yếu tố nguy cơ tới đột quỵ như uống rượu bia, bệnh nhân có tình trạng tiểu đường, đường huyết gia tăng quá mức, tiệc tùng quá nhiều là yếu tố kích hoạt cơn đột quỵ có thể xảy ra.
Lưu ý, hiện nay thời tiết đang chuyển nắng nóng, người dân cố gắng không nên để thay đổi nhiệt đổi đột ngột. Bác sĩ Cường lưu ý người dân đi về không nên tắm nước lạnh ngay vì nó làm co mạch, làm gia tăng đột ngột lượng máu tưới lên não gia tăng xuất huyết não do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
Ngoài các yếu tố nguy cơ trên, một nguyên nhân quan trọng dẫn đến đột quỵ ở người trẻ là dị dạng mạch máu não, đây là điểm khác biệt so với nguyên nhân gây đột quỵ ở người cao tuổi - thường do xơ vữa động mạch.
Dị dạng mạch máu não thường được phát hiện ở độ tuổi dưới 18 tuổi, đây phần lớn là dị dạng bẩm sinh. Những trường hợp nên tầm soát đột quỵ dù nhỏ tuổi như: có những cơn mất ít thức thoáng qua, cơn động kinh ở những trẻ nhỏ, đau đầu kéo dài người trẻ (đau đầu này không liên quan đến áp lực học hành) mà đau đầu ở mọi lúc mọi người, đau đầu kèm dấu hiệu tê yếu tay chân… Nếu có những dấu hiệu này thì người trẻ nên đi đến bệnh viện kiểm tra chứ không được lơ là, chủ quan – TS Cường cho biết.
Theo Khánh Chi/Infonet

>> xem thêm

Bình luận(0)